NỤ CƯỜI HỞ LỢI

I. Cười hở lợi là gì?

Nụ cười hở lợi (tên tiếng anh là Gummy Smile) được nhận biết khi cười bị hở lợi chân răng ra ngoài. Hay nói cách khác, khoảng cách từ chân răng tới viền môi trên khi cười lộ ra vượt quá 3mm được cho là cười hở lợi.

Từ các nghiên cứu y học nhận định rằng, hiện tượng cười bị hở lợi không phải bệnh lý, hoàn toàn không khiến sức khỏe bị ảnh hưởng dù trong thời gian dài. Tuy nhiên, trên phương diện thẩm mỹ, khi cười để hở lợi chân răng không được dễ thương, kém duyên dáng.

cười hở lợi là gì

Hình ảnh minh họa các mức độ của cười bị hở lợi chân răng

Thông thường cười hở lợi được chia thành 4 cấp độ căn cứ vào mức độ tình trạng:

  • Cười hở lợi nhẹ: trường hợp lợi bị lộ ra khi cười nhưng chỉ rất ít từ 3 – 4mm, không bị quá xấu
  • Cười hở lợi trung bình: là mức độ khoảng cách chân răng tới viền môi trong khoảng >4 mm và dưới 7mm (tương ứng độ rộng nhỏ hơn 1/2 chiều dài răng)
  • Cười hở lợi nặng: vùng nướu lộ ra ngoài rất rõ và rộng lớn hơn một nửa chiều dài răng (khoảng 8 mm)
  • Cười hở lợi rất nặng: rất xấu bởi lợi lộ dài vượt quá cả chiều dài của răng.

II. Nguyên nhân cười hở lợi

Hiện tượng cười hở lợi trên không hiếm gặp, có thể xảy ra ở cả nam và nữ, mọi lứa tuổi trẻ em hay người lớn. Có nhiều nguyên do gây ra tình trạng cười hở lợi chân răng bẩm sinh hoặc trong quá trình dậy thì, phát triển toàn diện cơ thể.

 ❖ Cấu trúc xương hàm

Xương hàm trên phát triển quá đà khiến cả vùng hàm bị đẩy ra ngoài nên khi cười sẽ lộ ra lợi. Đây là trường hợp cười hở lợi kết hợp bị hô vẩu. Tình trạng nặng còn có thể khiến khớp cắn bị sai lệch ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.

Một số ít trường hợp xương ổ răng đặc điểm quá dày tác động đẩy vùng lợi ra trước nên khi cười răng hở lợi.

 ❖ Sự phát triển của răng

Nguyên nhân này bắt đầu xuất hiện trong thời điểm hình thành phát triển răng của con người. Khi độ cao của răng bất thường (ngắn hơn) thì với độ mở của vùng môi trên khi cười sẽ để lộ ra một phần lợi.

Răng hình thành càng ngắn thì vùng lợi hàm trên bị hở càng nhiều bởi chiều dài răng với độ hở lợi đối xứng ngược với nhau.

 ❖ Khuyết điểm vùng môi

Dị tật bẩm sinh hay chấn thương sau tai nạn, phẫu thuật, … khiến môi bị nâng kéo hoặc chiều dài từ chân mũi tới môi trên ngắn hơn bình thường sẽ bị hở lợi chân răng đặc biệt lộ rõ khi cười.

 ❖ Lợi quá phát

Không phải lý do phổ biến nhưng vẫn bắt gặp trường hợp cười hở lợi trên do quá trình phát triển bất thường của lợi. Tất cả các yếu tố: bẩm sinh, phì đại do bệnh răng miệng, bám thấp, … đều ảnh hưởng tới nụ cười hở lợi kém duyên dáng.

 III. Hậu quả của cười hở lợi

Theo nghiên cứu, chưa có những bằng chứng nào chứng minh việc cười hở lợi làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên đây là một bệnh lý về thẩm mỹ sẽ gây cho khách hàng những tâm lý không thoải mái và tự ti. Dưới đây là một số những tác động tiêu cực mà tình trạng này đem lại:

  • Phụ nữ cười hở lợi mất đi vẻ đẹp tự nhiên: Một nụ cười hở lợi sẽ làm mất đi sự trắng sáng và tự nhiên vốn có của nó.
  • Tự ti trong giao tiếp: Hầu hết những người mắc tình trạng này đều khá ít cười nói với những người chưa quen thân và khá tự ti khi cười
  • Ảnh hưởng không tốt đến công việc: Ngoại hình cũng là một trong những yếu tố tiên quyết đối với những người chuyên tiếp xúc với đối tác, đồng nghiệp và sếp. Và lợi bị hở khi cười sẽ là một điểm trừ khi bạn làm công việc này.
  • Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc (Đối với chị em phụ nữ): Người xưa có câu:”Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà”. Cười hở lợi sẽ tạo cảm miệng rộng cho người phụ nữ và cuộc sống hôn nhân sẽ có những rào cản nhất định.

    IV. Quy trình chữa cười hở lợi tại Nha khoa Dũng Hương

    Phẫu thuật cười hở lợi là phẫu thuật khá phức tạp đòi hỏi người bác sĩ cần phải có tay nghề giỏi cũng như kinh nghiệm lâu năm. Sau thời gian thực hiện phẫu thuật người bệnh cũng cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt để phục hồi nhanh chóng. Quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra trong 4 bước sau:

    Bước 1: Thăm khám và tư vấn

    Trước khi tiến hành phẫu thuật các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng thể răng miệng đồng thời xác định nguyên nhân gây nên tình trạng, mức độ như nào từ đó lên phác đồ điều trị một cách chính xác nhất.

    Bước 2: Vệ sinh khoang miệng

    Nhằm đảm bảo được quá trình phẫu thuật mang lại độ an toàn cao, các bác sĩ phải vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn và những yếu tố gây nên vấn đề răng miệng, nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật.

    Sau đó bệnh nhân sẽ được thực hiện gây tê, giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình thực hiện. Mọi quy trình đều cần phải thực hiện trong điều kiện vô trùng.

    Bước 3: Thực hiện chữa hở lợi

    Căn cứ vào kết quả chụp phim cũng như nguyên nhân, tình trạng gây hở lợi, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý phần lợi thừa một cách chính xác và an toàn.

    Hệ thống máy móc, trang thiết bị cùng với đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Oze chắc chắn sẽ mang đến cho bạn ca phẫu thuật an toàn, thẩm mỹ và nhanh chóng.

    Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật

    Sau khi thực hiện ca phẫu thuật xong các bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn chăm sóc tại nhà nhằm mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.

    Bệnh nhân sẽ phải tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để tránh tình trạng biến chứng và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất nếu như xảy ra sự cố.

    V. Lưu ý sau khi phẫu thuật Cười hở lợi

* Chữa cười hở lợi sau bao lâu thì lành?

Sau phẫu thuật thời gian để hồi phục sẽ được tính toán như sau:

  • Sau 3-4 ngày hàm của bạn sẽ có dấu hiệu sưng nhẹ và bạn cần uống thuốc theo chỉ định của Nha sĩ kết hợp chườm đá
  • Sau 5-7 ngày, hàm sẽ không còn sưng và các mô mềm ở nướu sẽ lành dần
  • Sau 10 ngày, bạn sẽ hoàn toàn bình phục tuy nhiên bạn không nên ăn nhiều thức ăn có độ cứng cao, khuyến nghị nên ăn thức ăn mềm
  • Sau 1,5 tháng điều trị, bạn có thể sinh hoạt bình thương như trước đó

* Chế độ ăn sau khi điều trị

Những đồ bạn nên kiêng ăn sau khi điều trị:

  • Thịt gà và xôi do có tính nóng khiến lâu lành vết thương và nguy cơ để lại sẹo
  • Đồ cứng, cay nóng: Những đồ ăn này làm ảnh hưởng đến vết thương chính vì thế bạn nên hạn chế ăn
  • Hải sản, trứng (Đồ tanh): Những thực phẩm có vị tanh dễ gây dị ứng, ngứa, khó chịu cho vết thương.
  • Những thực phẩm bạn nên ăn:
    • Đồ ăn mềm hoặc dạng lỏng
    • Hoa quả, rau xanh
    • Uống nhiều nước

 

   VI. Cách chữa cười hở lợi tại nhà

Làm sao để cười không hở lợi? Những người gặp khuyết điểm bị hở lợi chân răng khi cười có thể tham khảo một số cách tại nhà dưới đây để nụ cười thêm tự tin, duyên dáng hơn.

1. Tập cười không hở lợi với 1 chiếc đũa

Đây không chỉ là cách chữa cười hở lợi mà còn là phương pháp giúp con người có nụ cười đẹp nhất.

Chính vì vậy, tập cười với 1 chiếc đũa đã được đưa vào giáo trình học tập trong các ngành dịch vụ đặc biệt là hàng không, khách sạn, diễn viên, …

Chỉ một chiếc đũa có thể chỉnh nụ cười hở lợi bởi trong khi tập luyện sẽ tạo ra tác động hình thành thói quen khi cười tạo ra một khoảng cách nhỏ giữa hàm và môi trên. Bạn sẽ không lo cười quá mức lộ nướu.

tập cười không hở lợi

Tập cười không hở lợi được thực hiện tại nhiều quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, …

Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Đặt chiếc đũa ngang miệng, hai hàm răng ngậm vào đũa để giữ không bị rơi (ngậm nhẹ nhàng không phải quá chặt)
  • Cười thật tươi và để tư thế đó trong vài giây rồi trở về ban đầu.
  • Thực hiện lặp đi lặp lại 20 lần mỗi ngày để cơ miệng quen dần và hình thành cười không bị răng hở lợi.

2. Mẹo cười không hở lợi

Tuy không thể trị cười hở lợi triệt để nhưng phương pháp này cũng giúp phần lợi che bớt đi nhiều, nụ cười cũng xinh đẹp hơn trước.

Người không may sở hữu nụ cười hở lợi thì cần tập dần với một số thói quen sau khi cười:

  • Chỉ cười mỉm nhẹ nhàng: cười lớn, cười to, cười mở quá rộng miệng, … là điều tối kị với người răng hở lợi khi cười.
  • Biết tiết chế cảm xúc: Khi giao tiếp xã hội, đông người bạn cần tập khả năng điều chỉnh cảm xúc theo lý trí, không nên tùy tiện cười lớn để lộ lợi ra. Bởi điều này có thể khiến bạn mất điểm trong mắt người đối diện.

cách cười ko hở lợi

Cách cười không hở lợi là chỉ cười mỉm nhẹ nhàng, không cười to

Thực chất, trị cười hở lợi tại nhà chỉ là cách khắc phục tạm thời giúp che giấu, giảm bớt hiện tượng lộ nướu khi cười, hoàn toàn không phải cách điều trị tận gốc.

Vì vậy, muốn khắc phục tình trạng cười bị lộ nướu cần tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Căn cứ cụ thể vào tình trạng, nguyên nhân, mức độ hở lợi của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *