LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM THIẾU RĂNG Ê BUỐT

Răng bị ê buốt là tình trạng nhiều người trên thế giới mắc phải, đặc biệt là trong độ tuổi 20 trở lên. Răng bị ê buốt gây bất tiện trong quá trình ăn uống cũng như khiến tâm lý không thoải mái đối với những người mắc phải. Nếu không được kiểm tra, chữa trị kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như giảm chất lượng cuộc sống.

I. Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt là gì?

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt như sau:

1. Thói quen ăn uống

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng răng bị ê buốt là do thói quen ăn uống không tốt. Sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều axit như: cam, xoài, cà chua,…khiến lớp men răng bảo vệ bị mài mòn.

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều đồ ngọt, thường xuyên ăn đêm cũng dẫn đến tình trạng răng bị sâu khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích gây ê buốt răng khi nhai.

răng bị ê buốt

Men răng bị bào mòn khiến răng bị ê buốt

2. Lạm dụng kem đánh răng, nước súc miệng.

Ai cũng muốn có hàm răng trắng sáng, thơm tho. Họ cho rằng đánh răng và súc miệng thường xuyên sẽ giúp răng trắng, diệt vi khuẩn. Nhưng trên thực tế, các loại nước súc miệng thường chứa axit, khiến men răng bị bào mòn, gây ê buốt. Ngoài ra, nếu đánh răng quá nhiều, trải răng không đúng cách sẽ khiến răng và lợi bị tổn thương gây ra hiện tượng mòn răng, tụt lợi. Một số loại kem đánh răng còn chứa chất Peoxide, giúp răng trắng hơn một cách nhanh chóng nhưng lại gây ra ê buốt đối với một số người răng bị nhạy cảm.

răng bị ê buốt

Lạm dụng kem đánh răng, nước súc miệng

3. Vỡ răng

Nhai phải vât cứng, dùng răng mở nắp chai bia hay tai nạn,… là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị vỡ răng. Khi răng bị vỡ sẽ gây ảnh hưởng đến tủy răng. Ngoài ra, vỡ răng cũng khiến răng dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra hiện tượng ê buốt.

răng bị ê buốt

Vỡ răng có thể gây ra nhiễm khuẩn hoặc ảnh hưởng đến tủy

4. Tẩy trắng răng không đúng cách

Răng bị nhiễm màu khiến bạn mất tự tin, khi đó nhiều người thường nghĩ đến các phương pháp tẩy trăng răng tại nhà hay đến các phòng khám nha khoa. Nếu tẩy răng không đúng cách hoặc đến các phòng khám nha khoa không uy tín, công nghệ tẩy trắng răng kém chất lượng sẽ khiến hỏng men răng hay nặng hơn là tụt lợi. Vì thế, nếu muốn làm răng thẩm mỹ, bạn nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, được cấp giấy phép hoạt động để đảm bảo an toàn.

răng bị ê buốt

Tẩy trắng răng không an toàn làm ảnh hưởng đến răng

5. Mắc phải các bệnh lý về răng miệng

Những bệnh lý về răng miệng như tụt nướu hoặc bệnh nha chu làm cho ngà răng bị lộ ra khiến răng bị nhạy cảm trong quá trình ăn uống.

răng bị ê buốt

Các bệnh lý về răng miệng

II. Có những cách nào để hạn chế tình trạng ê buốt răng

Các cách làm giảm nguy cơ làm răng ê buốt

+ Chọn bàn chải đánh răng phù hợp: sử dụng bàn chải chuyên dụng cho răng ê buốt, lông mềm, đầu tròn, có độ đàn hồi tốt.

+ Vệ sinh răng miệng đúng cách: Thời gian đánh răng trong vòng 2-3 phút một lần đánh là tốt nhất. Đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm mòn men răng. Bạn nên dành khoảng 30 giây trong tổng số thời gian đánh răng cho mỗi góc răng miệng để có thể làm sạch tất cả mảng bám.

+ Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng hàng ngày: Các hoạt chất có tác dụng tốt trong kem đánh răng chuyên dụng có thể kể đến Strontium Acetate hoặc Potassium Nitrate. Ngoài tác dụng giảm ê buốt hiệu quả, dòng kem chuyên dụng còn chứa fluoride có tác dụng ngăn ngừa sâu răng, thích hợp với nhu cầu chăm sóc răng miệng hàng ngày.

+ Súc miệng bằng dung dịch chứa nhiều fluoride: Fluoride là một chất cần thiết để ngừa sâu răng, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng răng ê buốt. Bạn nên súc miệng theo liều lượng chỉ dẫn bởi bác sĩ nha khoa.

+ Đến gặp nha sĩ: Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng chứng răng ê buốt của bạn không thuyên giảm, bạn có thể đang gặp vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Điều bạn cần làm là nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn chuyên sâu.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng những phương pháp dân gian, sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên để hạn chế tình trạng răng bị ê buốt như:

+ Nhai lá ổi mỗi khi xuất hiện những cơn đau.

+ Súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.

+ Ngậm dầu vừng để hạn chế tình trạng nhạy cảm ở răng và lợi.

+ Ăn hoặc ngậm tỏi vì nó chứa các chất kháng khuẩn rất tốt đối với các bệnh nhiễm trùng và đau đớn.

Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ có tác dụng giảm cơn đau, ê buốt chứ không hề có tác dụng chữa trị, dứt điểm triệt để. Nếu tình trạng ê buốt kéo dài rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý về răng miệng như: viêm tủy, nha chu, tụt lợi,….cực kì nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *