HẬU QUẢ CỦA MẤT RĂNG LÂU NGÀY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

“Cả hàm răng có những 28 – 32 chiếc răng, mất đi một chiếc răng thì có hề gì!” – đây chắc chắn là tâm lý chung của rất nhiều người khi không may bị mất răng. Sự chủ quan này chính là khởi đầu của những biến chứng khó có thể lường trước được. Nếu bạn chưa hiểu hết những hậu quả mất răng lâu ngày đáng sợ ra sao, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

I.  Những hậu quả mất răng lâu ngày

Mỗi răng trên khuôn hàm đều có một nhiệm vụ riêng, chính vì thế việc mất răng ở bất cứ vị trí nào đều gây ra hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ răng miệng. Hậu quả của mất răng lâu ngày có thể kể đến:

 

 1. Chức năng ăn nhai giảm sút

Nói riêng về chức năng ăn nhai, bộ răng của con người thường được chia thành 3 nhóm chính:

♦ Nhóm răng cửa để cắn thức ăn – gồm 4 răng cửa trên và 4 răng cửa dưới

♦ Nhóm răng nanh để xé thức ăn – gồm 2 răng nanh trên và 2 răng nanh hàm dưới

♦ Nhóm răng tiền hàm và răng hàm để nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày – gồm 8 răng hàm trên và 8 răng hàm dưới (trong một số trường hợp nhóm răng này còn được tính bao hàm cả những chiếc răng khôn nếu chúng mọc đủ và mọc thẳng, không cần nhổ bỏ).

Tất cả những răng trong nhóm này đều có sự liên kết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện tốt chức năng ăn nhai của mình. Nếu thiếu đi bất cứ “mắt xích” nào dù là nhỏ nhất, việc ăn nhai cũng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thức ăn khi không được xử lý đúng cách khi xuống bụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như đau dạ dày hay rối loạn tiêu hóa.

Mất răng hàm sẽ ảnh hưởng nhiều đến ăn nhai nhiều hơn so với mất răng cửa vì nhóm răng hàm thường có chức năng ăn nhai quan trọng hơn.

 2. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Nếu thẩm mỹ các bộ phận trên khuôn mặt tính theo thang điểm 100 thì hàm răng chiếm khoảng 15 điểm – con số này tuy không lớn nhưng lại quyết định khá nhiều đến vẻ ngoài của bạn, đặc biệt là khi cười nói, giao tiếp với người đối diện.

Khác với ăn nhai, nếu tính trên phương diện thẩm mỹ thì việc mất răng cửa sẽ ảnh hưởng hơn rất nhiều so với mất răng hàm. Răng cửa ở ngoài cùng, là nhóm răng ai – cũng – có – thể – nhìn – thấy và bạn có thể hình dung ra gương mặt của mình khi bị mất 1 chiếc răng cửa qua hình ảnh bên dưới.

 3. Dẫn đến tiêu xương hàm

Đây có lẽ là hậu quả mất răng lâu ngày nguy hiểm nhưng lại ít người biết đến nhất. Răng và xương hàm liên kết với nhau theo hướng cùng có lợi (xương hàm nâng đỡ răng và tăng cường khả năng ăn nhai còn răng tạo lực nhai xuống xương hàm tạo sự kích thích để duy trì các tế bào xương ổn định).

Khi răng mất đi đồng nghĩa với lực nhai không còn và các kích thích lên xương hàm bị mất đi – xương hàm bên dưới vị trí mất răng cũng dần tiêu biến đi. Đây chính là sự suy giảm cả về mật độ, số lượng và chất lượng của xương hàm. Hiện tượng này sẽ thường bắt đầu xảy ra sau khi bạn mất răng được khoảng 3 tháng và tốc độ tiêu xương tăng chóng mặt chỉ sau khoảng 1 năm.

Bạn sẽ không thể quan sát được bằng mắt thường vì quá trình này diễn ra âm thầm sâu trong khoang hàm. Chỉ đến khi tiêu xương răng nghiêm trọng và thể hiện ra bên ngoài (tụt nướu, lộ chân răng, chảy xệ má, răng di chuyển) thì bạn mới nhận ra – lúc này đã rất muộn để khắc phục, hoặc bạn sẽ phải mất thêm rất nhiều chi phí, thời gian cho việc điều trị.

 4. Xuất hiện lão hóa sớm

Đây chính là một trong những hệ lụy của tiêu xương hàm như đã nói bên trên. Xương hàm không chỉ là “bệ đỡ” răng mà nó còn là khung chuẩn cho khuôn mặt, khi vùng xương này bị tiêu hõm đi khiến cho má bạn bị hóp lại và da mặt nhăn nheo, chảy xệ theo. Tình trạng này sớm diễn ra sẽ khiến bạn già đi ít nhất 5 tuổi so với tuổi thực.

Không những thế, sự hài hòa tổng thể giữa các bộ phận như má, mũi, cằm trên khuôn mặt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 5. Xô lệch các răng kế cận

Các răng “nương tựa” với nhau theo một thể thống nhất, chính vì thế khi chiếc răng mất đi và tạo ra khoảng trống, những chiếc răng bên cạnh sẽ mất đi điểm tựa và bị xô lệch về phía khoảng trống đó. Kết hợp với đó, xương hàm bị tiêu biến ở bên dưới khoảng trống cũng kéo những chiếc răng kế cận “xuống dốc” nhanh hơn.

Hiện tượng các răng đổ xô về phía răng mất gây ra sự mất trật tự trên khuôn hàm, các điểm chạm răng hàm trên và hàm dưới bị sai lệch, lực nhai không đảm bảo và phần chân răng những răng còn lại cũng có thể trồi lên khỏi nướu theo thời gian, tạo ra hiện tượng mất răng sớm.

6. Phát âm bị ảnh hưởng

Việc mất răng cửa sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến phát âm vì một số âm muốn được phát ra rõ ràng đều cần có sự hiện diện của răng cửa. Bạn sẽ thấy một số từ mình nói ra bị ngọng khi răng cửa bị mất đi, tiêu biểu như: thanh thoát, thoang thoảng, thông thường,việt vị, vùng vẫy, vui vẻ, phong phú, phung phí, phơi phới… Ngoài ra, việc phát âm một số từ tiếng anh cũng sẽ bị ảnh hưởng như: the, that, though, volunteer, vaccine, vacation, food, film, fat, …

II. Phương pháp chữa trị khi mất nhiều răng lâu năm

Để khắc phục tình trạng mất răng hàm lâu năm gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, người mất răng có thể lựa chọn các phương pháp trồng răng giả như sau:

    1. Hàm giả tháo lắp

Phương pháp này có thể thay thế nhiều răng hàm đã mất bằng một hàm giả có cấu tạo gồm nền hàm (hoặc khung hàm) được làm từ nhựa dẻo, có màu hồng nhạt như nướu và răng sứ phục hình phía trên, được cố định bằng các móc cài làm từ Titan. Hàm giả tháo lắp gồm 2 loại là hàm toàn phần và hàm bán phần.

Ưu điểm:

  • Hàm tháo lắp đơn giản, không gây đau.
  • Được làm bằng các chất liệu an toàn.
  • Chi phí thấp.

Hạn chế:

  • Không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm và những biến dạng ở khuôn mặt.
  • Lực nhai yếu, không nhai được đồ ăn cứng và dai.
  • Răng lỏng lẻo, dễ bung tuột khi nhai hoặc nói chuyện.
  • Dễ gây hôi miệng do nền hàm không khít.
  • Cần phải tháo ra để vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ gây nhiều bất tiện.
  • Tuổi thọ răng chỉ từ 3-5 năm

    2. Cầu răng sứ

    Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định, thay thế một hoặc nhiều răng hàm đã mất. Để trồng răng giả bằng cầu răng sứ, Bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng kế cận để làm trụ nâng đỡ một dãy cầu sứ. Dãy cầu sứ có cấu tạo gồm nhiều răng sứ được chế tác dính liền nhau, gắn chặt trên trụ nâng đỡ bằng xi măng nha khoa. Lưu ý, để phục hình răng bằng cầu răng sứ, hai răng thật kế cận cần khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nha khoa hay bị xô lệch.

    Ưu điểm:

    • Răng được cố định chắc chắn hơn so với hàm giả tháo lắp.
    • Thực hiện nhanh chóng.
    • Độ thẩm mỹ cao hơn so với hàm giả tháo lắp.
    • Khá an toàn với cơ thể.

    Hạn chế:

    • Không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, biến dạng ở khuôn mặt.
    • Do xương hàm bị tiêu nên chỗ mất răng bị tiêu hõm xuống so với hai răng thật kế cận, khiến cầu răng không khít với nướu, tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn trú ngụ.
    • Vì phải mài 2 răng thật kế cận nên dễ gây tổn thương tủy răng, dẫn đến đau đớn và làm mất 2 răng thật này.
    • Dễ bị ê buốt, viêm nướu sau khi mài cùi răng.
    • Buộc phải thay thế bằng phương pháp khác khi 1 trong 2 trụ cầu bị hư hỏng, không thể nâng đỡ cầu răng.
    • Chỉ áp dụng được cho trường hợp mất một răng hoặc mất một vài răng.
    • Chi phí trồng răng khá cao nhưng tuổi thọ của răng thấp, từ 7 – 10 năm nếu chăm sóc tốt. Vì vậy cần phải làm lại nhiều lần.

    3. Cấy ghép Implant

    Trồng răng sứ Implant là phương pháp phục hình răng đã mất tối ưu nhất, đặc biệt là mất răng số 6 lâu năm và có tình trạng tiêu xương hàm. Để quá trình cấy ghép đạt hiệu quả cao nhất, Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép xương hàm và cố định lại các răng đã bị xô lệch. Sau đó cấy ghép trụ Implant được làm từ Titanium vào xương hàm và gắn khớp Abutment và thân răng phục hình sứ lên trên.

    Ưu điểm:

    • Khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu xương hàm và các răng xung quanh bị xô lệch.
    • Không cần phải mài mòn răng kế cận như cầu răng sứ, giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng.
    • Phục hồi thẩm mỹ hài hòa, gần như mong muốn, không bung tuột khi nhai hoặc nói chuyện.
    • Trụ Implant được làm từ Titanium có khả năng tương thích tốt với xương hàm.
    • Tuổi thọ của răng rất cao, lên đến 20 năm, thậm chí gần như vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
    • Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng.

    Hạn chế:

    • Do cần phải thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ nên thời gian trồng răng implant dài hơn so với các phương pháp khác.
    • Chi phí điều trị Implant cao nhưng chỉ cần làm một lần duy nhất.

    Mất nhiều răng hàm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó đáng chú ý nhất là tình trạng tiêu xương hàm, lão hóa gương mặt. Vì vậy, người bị mất răng nên có phương pháp điều trị phù hợp để khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu xương cũng như phục hồi chức năng ăn nhai của răng hàm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *