CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TRONG QUÁ TRÌNH CHỈNH NHA

Khi thực hiện niềng răng chỉnh nha việc chăm sóc răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn, răng miệng cần được chăm sóc cẩn thận hơn để đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất cũng như ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa trong giai đoạn chỉnh nha từ 1 – 2 năm này. Bạn nên tìm hiểu cách hướng dẫn vệ sinh răng miệng và các lưu ý sau để chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Hiện nay các phương pháp chỉnh nha được rất nhiều người lựa chọn như chỉnh bằng  phương pháp mắc cài kim loại, mắc cái sứ, mắc cài trong hoặc chỉnh bằng khay trong suốt (Invisalign)…phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Tuy nhiên sau khi chỉnh điều mà  mọi người quan tâm nhất là vệ sinh sao cho đúng cách. Vì nếu chăm sóc răng miệng sau khi chỉnh không đúng cách sẽ dẫn tới men răng bị yếu, dễ bị sâu răng do răng có sự dịch chuyển dễ bị nhét thức ăn…

Nha Khoa Dũng Hương sẽ giúp bạn chăm sóc răng miệng khi chỉnh nha sao cho đúng cách nhé.

1. Đánh răng và súc miệng

Bởi khi niềng răng, thức ăn rất dễ bị mắc lại bên dưới dây cung, xung quanh các chun tại chỗ vì vậy tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám.

Các mảng bám này nếu không được loại bỏ hoàn toàn khỏi bề mặt răng và xung quanh mắc cài thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị viêm lợi, sâu răng và hôi miệng rất cao.

Vì vậy bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải chuyên dụng trong chỉnh nha đánh răng sau mỗi lần ăn uống, và kết hợp ngậm nước muối pha loãng sẽ cho bạn kết quả chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Lựa chọn chỉ nha khoa, bàn chải nào để chăm sóc răng miệng trong quá trình chỉnh nha đúng cách? 

Bàn chải đánh răng có đầu bàn chải tròn, nhỏ để có thể vào các ngõ ngách của hàm răng mà không va đập làm tổn thương nướu. Lông bàn chải phải thẳng, mềm mượt để không làm tổn hại men răng.

Hướng dẫn chải răng:
Mỗi ngày nên chải răng ít nhất là 4 lần (sau ba bữa ăn sáng, trưa, tối và trước khi đi ngủ) để ngăn ngừa sự tích tụ của các thức ăn bám lại giúp việc chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn

Bỏ lên bàn chải một lượng kem đánh răng vừa phải, sau đó đặt bàn chải lên răng và xoay tròn nhẹ nhàng theo bề mặt răng. Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và các mặt trên của răng, nhất là những chỗ có mắc cài.

Khi chải cần nhẹ nhàng vì nếu kéo mạnh, khay niềng dễ bị bung sút hoặc làm tổn thương răng. Mỗi lần đánh răng ít nhất là 2 phút để đảm bảo các mảng bảm được loại bỏ hoàn toàn trên răng.

Không chải răng ngay sau khi ăn các thức ăn có chứa axit như chanh, cam, quýt.. vì lúc này các axit đang làm cho men răng yếu đi nên việc đánh răng sẽ gây tổn hại đến men răng.

Sử dụng chỉ nha khoa

Với những người đang trong quá trình niềng răng thì việc sử dụng chỉ nha khoa là điều cần thiết. Khách hàng nên dùng loại chỉ tơ, dụng cụ làm sạch răng hiện đang được các nha sĩ khuyên dùng.

Với thiết kế mềm mại và nhỏ, chỉ nha khoa sẽ giúp khách hàng làm sạch các kẽ răng. Cách sử dụng đơn giản như sau: Đưa chỉ nha khoa vào kẽ giữa các răng, lần lượt đưa lên đưa xuống, mỗi ngày thực hiện 1 lần và không quá 2 phút.

2. Thay đổi chế độ ăn uống.

Những thực phẩm nên dùng:

  • Các thức ăn mềm như soup, bún, cháo, phở.
  • Thức ăn được nấu chín kỹ như các món hầm, luộc, hấp.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ.

Những thực phẩm nên tránh:

  • Đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt…
  • Các thức ăn cứng hoặc dai mà chưa được nấu kỹ như cà rốt, thịt, bắp, đậu…
  • Các loại trái cây như ổi, táo lê… Muốn ăn bạn nên cắt nhỏ để không làm ảnh hưởng đến niềng răng.
  • Các thức ăn đòi hỏi phải cắn vào như ngô,táo… dễ làm dây mắc cài bị xúc,ảnh hưởng tới quá trình niêng răng.

Để đảm bảo cả quá trình niềng răng được thuận lợi bạn nên duy trì chế độ ăn uống như trên.

Loại bỏ thói quen xấu

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha:

  • Không mút tay hay đẩy lưỡi.
  • Không dùng tay để cạy gỡ các khí cụ niềng răng.
  • Không cắn móng tay hay cắn các vật cứng.
  • Không nhai kẹo cao su hay các thức ăn như mạch nha, kẹo kéo vì dễ bị dính vào mắc cài.

3. Giảm thiểu những tổn thương do mắc cài, dây niềng gây ra

Trong giai đoạn đầu, nhiều bạn chưa quen với niềng răng nên khi ăn uống, nói chuyện dễ cảm thấy đau do má, môi, lưỡi bên trong miệng cọ xát với niềng răng.

Nếu để lâu và không vệ sinh sạch sẽ, những vết xước nhỏ có thể bị nhiễm trùng gây đau nhức trong miệng.

Bạn có thể ngăn ngừa những tổn thương này bằng cách sử dụng sáp nha khoa bôi lên bề mặt ngoài của mắc cài tại những nơi hay bị cọ xát hoặc gây đau.

4.Tái khám định kỳ.

Sau khi chỉnh nha bạn nên đi kiểm tra, thăm khám định kỳ để Bác Sĩ theo dõi tình trạng răng của mình và nắm rõ được các vấn đề để xử lý kịp thời những hiện trạng xấu có thể xảy ra.

————————-
✌✌✌“NHA KHOA DŨNG HƯƠNG – NỤ CƯỜI CỦA BẠN LÀ NỤ CƯỜI CỦA CHÚNG TÔI”???
?Địa chỉ:
CS1: 84 Lương Khánh Thiện – Cầu Đất – Hải Phòng.
CS2: Số 35 Lô 11 Lê Hồng Phong – Đằng Hải – Hải An – Hải Phòng.
☎️: 0789.236.428
Facebook: Nha khoa Dũng Hương Hải Phòng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *